Hơn 1.000 học sinh tranh tài về AI và robot
Thứ tư, 25/12/2024, 02:25 AM
Hơn 1.000 học sinh từ 21 tỉnh, thành chế tạo robot với nhiệm vụ gieo hạt, giao hàng; lập trình phần mềm, tranh tài trong cuộc thi về AI và STEM quốc gia.
Kiến thức về tình huống truyện được xem là kiến thức căn bản ở bậc Trung học cơ sở mà học sinh nào cũng nên nắm rõ. Kiến thức về tình huống truyện giúp học sinh khai thác được chi tiết và cảm nhận giá trị tác phẩm văn học tốt hơn, được xem là kiến thức nền tảng, quan trọng đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 sắp sửa thi chuyển cấp lên cấp ba. Vậy tình huống truyện là gì? Nếu các em chưa nắm rõ kiến thức hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau.
Nếu nhiều bạn chưa hiểu tình huống truyện là gì? Thì tình huống truyện là những sự kiện, tình tiết, tình huống đặc biệt trong truyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất bình thường”, những nghịch lý trong cuộc sống hàng ngày của nhân vật, có như vậy mới tạo ra hoàn cảnh, tình huống cho nhân vật, buộc nhân vật phải đưa ra lựa chọn thể hiện rõ suy nghĩ, tâm lý và hành động của nhân vật. Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện được bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề, đó là tình huống truyện. Chính ở đây, tác giả bộc lộ tài năng của mình khi xây dựng một tình huống truyện cao trào, tâm điểm của mọi vấn đề trong truyện. Nói cách khác, tình huống truyện là một lát cắt của cuộc sống, là vực xoáy trên dòng sông, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Một tác phẩm có nhiều sự kiện nhưng không phải sự kiện nào cũng là tình huống truyện, chỉ có những sự kiện nổi bật nhất, thể hiện rõ tình huống éo le, hấp dẫn và lột tả tâm lý, hành động nhân vật mới được xem là tình huống truyện.
Từ quan niệm về tình huống truyện, ta có thể có cách phân loại tình huống gồm:
- Xét về mặt tính chất, tình huống truyện được chia thành 3 loại:
Tình huống truyện tâm lý: Đây là tình huống xảy ra giúp làm rõ đặc điểm tâm lý của nhân vật. Ví dụ, trong tác phẩm truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã xây dựng cảm xúc của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, từ đau khổ tột cùng đến vui sướng khi thông tin được sáng tỏ, mọi khúc mắc được giải quyết rõ ràng.
Tình huống truyện hành động: Các tình huống hành động giúp bộc lộ cốt truyện, từ đó làm rõ tính cách của nhân vật. Chẳng hạn trong “Những ngôi sao xa xôi”, tình huống Phương Định phải phá bom là một tình huống thử thách giúp ta thấy được phẩm chất cao quý, tình đồng chí chiến sĩ của người con gái này.
Tình huống truyện nhận thức: Khác với 2 kiểu tình huống trên, đây là tình huống trong truyện nhằm miêu tả lại hành động hay tâm lý mà thông qua đây nhà văn giúp nhân vật hiểu ra được quy luật của cuộc sống. Sự nhận thức, “vỡ lẽ” của nhân vật chính được xem là điểm “gỡ nút” của toàn bộ câu chuyện.
- Xét về số lượng, tình huống truyện có hai loại:
Truyện ngắn chỉ có một tình huống: Cả truyện chỉ xoay quanh một tình huống duy nhất, điển hình nhất là loại các câu truyện ngắn.
Truyện ngắn có tình huống đan xen nhau: Cả một câu chuyện dài được dệt từ nhiều tình huống. Tuy nhiên, trong đó các tình huống được phân thành vai chính - phụ. Chúng ta bắt gặp kiểu tình huống truyện này trong các truyện dài, chẳng hạn như: “Chí Phèo” của Nam Cao, “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Mùa Lạc” của Nguyễn Khải…).
Vai trò của tình huống truyện
Tình huống truyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Đối với cốt truyện, tình huống truyện góp phần đẩy nhanh câu chuyện phát triển lên cao, “thắt nút” tạo kịch tính. Không chỉ vậy, tình huống truyện còn giúp nhân vật truyện thể hiện đầy đủ, rõ ràng nhất tính cách, tâm lí nhân vật 1 cách rõ nét, chân thật nhất.
Ngoài ra, tình huống truyện giúp người đọc hiểu được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang một thông điệp nào đó, vì thế thông qua tình huống truyện mới làm nổi bật yếu tố ý nghĩa ẩn đằng sau.
Tình huống truyện trong “Vợ chồng A Phủ”: Câu chuyện mở đầu là hình ảnh của Mị, những gì mà Mị đã trải qua khi sống trong nhà thống lí Pá Tra. Khi Mị dần trở nên tuyệt vọng, phó mặc cho đời thì bỗng nhiên A Phủ xuất hiện với tư cách là một người cùng khổ. Hai số phận tưởng như có kết cục như nhau, sống chết dần chết mòn ở nơi xó xỉnh ấy nhưng nhờ vào sức sống tiềm tàng ẩn giấu bên trong con người họ mà cả hai người đã chạy đi, cùng hướng đến cách mạnh - ánh sáng nơi cuối con đường. Tình huống truyện đã giúp phơi bày những tàn bạo, bất công của giai cấp thống trị miền núi lên đồng bào, qua đó cũng thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của những lương thiện như Mị và A Phủ.
Tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ Nhặt”: Tràng là một chàng trai nghèo, sống bằng nghề kéo xe bò, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư. Tràng có một ngoại hình xấu xí, thô kệch, đã thế lại có phần dở người, không nghĩ là mình có thể có được vợ. Năm đó dịch bệnh kéo dài, nạn đói khủng khiếp, cái chết luôn đeo bám. Trong lúc đó, Tràng có lại “nhặt” được vợ chỉ bằng vài bát bánh đúc. Như vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, lại là một tình huống truyện độc đáo gây ấn tượng với người đọc.
Với mỗi câu chuyện, việc tạo dựng tình huống truyện đóng vai trò vô cùng quan trọng, một tác phẩm xuất sắc phải có cốt truyện rõ ràng. Vì thế, hiểu được tình huống truyện là gì và cách xây dựng, phát triển tình huống truyện hợp logic là điều vô cùng quan trọng.
Bên trên là những kiến thức được chia sẻ xoay quanh vấn đề tình huống truyện, hi vọng các bạn học sinh, những ai quan tâm đã hiểu đúng hơn về tình huống truyện cũng như áp dụng vào tác phẩm và bài tập liên quan.