time Hà Nội, emailEmail: cskh@fschool.vn
link-linkdin link-facebook link-twitter link-ggplus
Đề bài: Nêu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đề bài: Nêu Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Thứ ba, 27/12/2022, 03:55 AM

Chia sẻ

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung, tái hiện khung cảnh làng quê yên bình với biết bao kỷ niệm đẹp của thi nhân.

Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra tại Đồng Thới, Quảng Bình,  xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ sống với mợ ở Quy Nhơn và có một thời gian học trung học ở Huế. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi bật trong phong trào thơ mới. Các sáng tác thơ của ông là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, mang khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.

Cuộc đời tác giả ngắn ngủi và chịu nhiều đau thương, nhưng với khả năng sáng tạo và nghị lực phi thường đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn trong từng câu chữ, độc giả vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

Một số tác phẩm của Hàn Mặc Tử như: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ (kịch thơ - 1939), Quần tiên hội (kịch thơ - 1940), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi - 1940). Tác phẩm Gái quê được in khi tác giả còn sống, còn tất cả các tác phẩm còn lại đều được in thành tập khi Hàn Mặc Tử đã mất.

Đây thôn Vĩ Dạ được Hàn Mặc Tử sáng tác vào năm 1938 và in trong tập “Thơ điên”. Nguồn cảm hứng để viết bài thơ là khi tác giả nhận được bức ảnh chụp về phong cảnh Huế kèm theo mấy lời thăm hỏi của người bạn gái có tên là Hoàng Cúc. Khi đó, những kỉ niệm về vùng đất và con người xứ Huế được sống lại trong bài thơ.

Trong thời gian sáng tác bài thơ này thi nhân đang trong giai đoạn bệnh nặng, giằng xé cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đọc và cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ người đọc chỉ cảm nhận được chất thơ nhẹ nhàng, tâm hồn khao khát sự yêu thương, không có bất kỳ sự đau đớn nào từ bạo bệnh. Những hình ảnh và vẻ đẹp của làng quê đã thể hiện nội tâm tác giả, hình ảnh gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng đã vẽ nên một bức tranh tuyệt tác về miền quê Việt Nam. Đồng thời, bài thơ còn là tiếng lòng tha thiết yêu đời và yêu người của thi nhân.

3. Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế trong buổi bình minh
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Thi nhân mở đầu bài thơ với câu hỏi tu từ nghệ thuật “Sao anh không không về chơi thôn Vĩ?”, đây không chỉ là câu nghi vấn với chính mình mà còn là lời mời mọc, trách móc với cả một bầu trời tiếc nuối. Hàn Mặc Tử đã tự phân thân và có cuộc hành trình quay trở về với thôn Vĩ Dạ trong tâm tưởng với khung cảnh làng quê đã thể hiện đầy thanh khiết, yên bình.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Thi nhân mở đầu bài thơ với câu hỏi tu từ nghệ thuật “Sao anh không không về chơi thôn Vĩ?”, đây không chỉ là câu nghi vấn với chính mình mà còn là lời mời mọc, trách móc với cả một bầu trời tiếc nuối. Hàn Mặc Tử đã tự phân thân và có cuộc hành trình quay trở về với thôn Vĩ Dạ trong tâm tưởng với khung cảnh làng quê đã thể hiện đầy thanh khiết, yên bình.

Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế trong buổi bình minh

Trong vườn, cau là loại cây cao nên bắt được những tia nắng sớm đầu tiên khi bình minh lên. “Nắng hàng cau” trong bài thơ chính là nắng mai in trên hàng cau. Trong đêm lá cau thường được sương đêm tắm gội cho nên nó luôn giữ được vẻ tươi mới. Khi bình minh xuất hiện, hàng cau bắt được nắng sáng vàng hanh, mượt mà, tinh khiết và long lanh trong sương mai.

Khu vườn bắt đầu ngập tràn đầy nắng khi mặt trời bắt đầu lên cao, nắng làm cho cả khu vườn trở nên xanh thẳm như một viên ngọc lớn. Thi nhân sử dụng từ ngữ độc đáo và điêu luyện “mướt quá”, “xanh như ngọc” làm nổi bật ánh xanh và sắc xanh, tôn lên vẻ đẹp đơn sơ mà hết sức lộng lẫy của vườn Vĩ Dạ. Hình ảnh con người bắt đầu xuất hiện trong câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” với vẻ đẹp hiền từ và đầy phúc hậu. Con người và thiên nhiên hòa với cùng nhau đã vẽ nên bức tranh thôn Vĩ dạ đầy kín đáo và mờ ảo.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Cảnh sắc thiên nhiên trong đêm trăng thôn Vĩ Dạ đã in đậm cái tôi đau thương của nhà thơ. Tất cả các cảnh sắc như: gió, mây, hoa, dòng nước, hoa bắp, con thuyền, bến sông,... không có sợi dây dây liên kết nào với nhau. Trong tự nhiên gió và mây không tách rời nhau, gió thổi thì mây bay và mây bao giờ cũng bay theo hướng gió thổi nhưng trong đoạn thơ này, mây và gió đã chia lìa, đoạn tuyệt với nhau.

Trong khung cảnh đêm trăng đầy sự chia lìa, ly tán thì ánh trăng đã xuất hiện với hình ảnh con thuyền, bờ bến và dòng sông. Những hình ảnh được thể hiện đầy sáng tạo, điêu luyện qua các dùng từ của nhà thơ và tạo nên hình ảnh đầy độc đáo “sông trăng” và “chở trăng”. Hình ảnh sông trăng có thể hai cách hiểu: Trăng tỏa sáng xuống dòng sông, nước sông phản chiếu ánh trăng hoặc ánh trăng tan biến thành nước nên dòng sông hóa thành sông trăng.

Trên dòng sông là con thuyền chở trăng về cập bến thời gian “tối nay”. Chính sự liên tưởng đầy thú vị đã làm cho hai câu thơ tràn ngập ánh trăng. Tuy nhiên, ít độc giả có thể cảm nhận được đằng sau đó là sự mờ nhạt với tâm trạng khắc khoải, thảng thốt của nhà thơ ẩn đằng sau hình ảnh trăng, nước.

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

“Mơ khách đường xa, khách đường xa” được ngắt theo nhịp 4/3 kết hợp với điệp ngữ “mơ khách đường xa” tạo nhịp điệu gấp gáp, hối hả như một lời khẩn khoản, níu kéo trong tuyệt vọng. Hình ảnh người con gái xuất hiện trong mơ tưởng với sắc áo trắng, trắng đến nhà thơ phải thảng thốt “nhìn không ra”.

Thi nhân sử dụng hình ảnh “mờ nhân ảnh” ám chỉ sự đau thương cả thể xác và tâm hồn của mình. Cái tôi nhạt nhòa không ra đường nét, tồn tại mà như không tồn tại nữa đã làm ta liên tưởng đến những vần thơ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều:

Cái quay búng sẵn trên trời

Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm

Đó chính là một sự nhìn nhận đầy mặc cảm. Cái tôi hoàn toàn đối lập với người mặt chữ điền mặc áo trắng trong cõi đời. Nhà thơ sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu thơ cuối. “Ai” có thể hiểu là người thôn Vĩ hay bất kì ai hiểu và cảm thông được cho nỗi đau riêng tư của thi nhân. Chính cách diễn đạt này đã giúp bài thơ gắn kết sợi dây tình cảm, sợi dây níu kéo, nối kết hai thế giới. Đó chính là thế giới thôn Vĩ và thế giới đau thương của nhà thơ để hy vọng.

 

Tin tức liên quan

Chưa có bài viết liên quan

Tin tức mới nhất

Học liệu mới nhất

Đề cuối kì 1 Toán 9 năm 2024 – 2025

Đề cuối kì 1 Toán 9 năm 2024 – 2025

Thứ năm, 2/1/2025, 09:36 AM

Fschool xin giới thiệu đến quý thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 9 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Toán 9 năm học 2024 – 2025 phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Đề thi gồm 01 trang với 05 bài toán dạng tự luận, thời gian làm bài 90 phút, có đáp án chi tiết và hướng dẫn chấm điểm.

logo-FSchool
Kiến tạo thế hệ ưu tú
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
đã xây dựng thành công một đội ngũ kỹ sư Al/Phần mềm tuyệt vời. Chúng tôi đang tìm cách phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực mà Al thực sự có thể tạo ra đột phá.
Điều khoản dịch vụ
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
address
Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
phone Hotline: 083 8888 966 mail Email: cskh@fschool.vn earth Website: fschool.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI:

link-linkdin link-facebook link-twitter link-ggplus
2021-2022 © Fschool. All Rights Reserved.