![Lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội](https://minio.ftech.ai/fs-landing/thi_hsa_2025_1_200fb38109.jpg)
Lịch thi Đánh giá năng lực năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội
Thứ năm, 6/2/2025, 03:14 AM
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo về việc tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) học sinh trung học phổ thông năm 2025.
Giúp bạn học sinh nắm được các khâu chuẩn bị, thao tác kĩ năng làm bài tập thực hành số 3. Từ đó vận dụng hoàn thành tốt bài thực hành hóa 8 bài 14 tốt trên lớp
Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.
Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.
Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
Chuẩn bị hóa chất: canxi hidroxit, nước, kali penmanganat (thuốc tím)
Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nước...
Xem video hướng dẫn:
* Tên thí nghiệm: Nhiệt phân KMnO4KMnO4
Cách tiến hành:
- Lấy một lượng (khoảng 0,5 gam) thuốc tím, đem chia thành hai phần:
Phần 1: Hòa tan vào nước đựng trong ống nghiệm (1).
Phần 2: Cho chất rắn vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng.
+ Đem que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que bùng cháy thì tiếp tục đun.
+ Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm.
+ Đổ nước vào, lắc đều.
Hiện tượng:
- Ống nghiệm (1): Chất rắn dễ dàng tan nhanh tạo dung dịch màu hồng tím.
- Ống nghiệm (2): Ban đầu xuất hiện màu của dung dịch nhạt hơn ống nghiệm (1), còn phần chất rắn màu đen không tan.
Kết luận:
- Ở ống nghiệm (1) xảy ra hiện tượng vật lý, kali pemanganat tan, không có phản ứng hóa học xảy ra.
- Ở ống nghiệm (2) xảy ra hiện tượng hóa học, có phản ứng hóa học xảy ra.
Phương trình chữ: Kali pemanganat → Kali manganat + manganđioxit +oxi
* Tên thí nghiệm: Khí cacbonic tác dụng với dung dịch canxi hidroxit
Cách tiến hành:
- Dùng đũa thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).
Hiện tượng:
- Ống nghiệm (1): Không hiện tượng.
- Ống nghiệm (2): Ban đầu xuất hiện chất rắn, màu trắng. Tiếp tục sục thổi mãi thấy chất rắn tan dần tạo dung dịch trong suốt.
Kết luận:
- Ống nghiệm (1) không có phản ứng hóa học xảy ra.
- Ống nghiệm (2) xảy ra phản ứng hóa học.
Phương trình chữ: khí cacbonic + canxihidroxit → canxi cacbonat + nước
*Tên thí nghiệm: dung dịch natri cacbonat tác dụng với dung dịch canxi hidroxit:
Cách tiến hành:
- Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.
Hiện tượng:
- Ống nghiệm (1): không hiện tượng.
- Ống nghiệm (2): xuất hiện chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
Kết luận:
- Ống nghiệm (1): không xảy ra phản ứng hóa học
- Ống nghiệm (2) xảy ra hiện tượng hóa học.
Phương trình chữ: natri cacbonat + canxi hidroxit → canxi cacbonat + natri hidroxit.