Phương pháp 'sân khấu hóa' nâng cao hiệu quả giảng dạy
Thứ ba, 21/1/2025, 04:33 AM
Để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn, một trong những phương pháp được nhiều thầy cô áp dụng là hình thức “sân khấu hóa”.
45 trường đại học ở Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh, trong đó dành chỉ tiêu xét thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chủ yếu là IELTS.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam chấp nhận IELTS từ 4.0, các trường công an yêu cầu 7.5, còn lại đa số xét tuyển thí sinh có IELTS 5.0-6.0.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đưa ra yêu cầu với chứng chỉ IELTS thấp nhất. Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp, trường này công nhận và sử dụng kết quả miễn bài thi môn ngoại ngữ để xét tuyển. Như vậy, thí sinh có chứng chỉ IELTS 4.0, đã sử dụng chứng chỉ này để miễn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh, sẽ cũng được tính thành 10 điểm môn này khi đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Còn ở phương thức xét kết hợp chứng chỉ và học bạ, nhà trường yêu cầu IELTS tối thiểu 5.0.
Các trường khối công an xét tuyển thí sinh có IELTS tối thiểu 7.5. Những thí sinh này còn cần có học lực ba năm THPT loại giỏi, điểm trung bình môn ngoại ngữ đạt từ 8,5 trở lên.
Đại học Ngoại thương yêu cầu IELTS 6.5 kết hợp với các điều kiện về học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Các trường còn lại chủ yếu chấp nhận IELTS tối thiểu trong khoảng 5.0-6.0.
Mức điểm IELTS tối thiểu và phương thức xét tuyển bằng IELTS của các trường đại học ở Hà Nội như sau:
Xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được một số trường đưa vào đề án tuyển sinh năm 2017, dần phổ biến hơn kể từ năm 2018.
Từ chỗ chỉ có nhóm trường kinh tế, đến năm 2023, khoảng 100 trường, gồm cả trường khối kỹ thuật, công an, y dược sử dụng các chứng chỉ này trong tuyển sinh.
Mức điểm quy đổi của các trường cũng khác nhau. Ví dụ với chứng chỉ IELTS 6.5, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Mở Hà Nội tính thành 10 điểm môn tiếng Anh, nhưng Đại học Ngoại thương Hà Nội chỉ tính 8,5, còn trường Kinh tế quốc dân tính là 9 điểm.
Nhiều chuyên gia cho rằng IELTS và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác đánh giá toàn diện thí sinh ở kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thay vì chỉ kiểm tra kỹ năng đọc và viết như đề thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, kết quả bài thi này khi được xét cùng một số tiêu chí khác, phù hợp để tuyển sinh.
Năm 2023, khoảng một triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT, trong đó hơn 546.000 em vào đại học. Gần 80% thí sinh nhập học trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ, còn lại bằng phương thức khác.
Với phương thức xét bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, các trường thường dành dưới 15% chỉ tiêu.
(theo vnexpress)
Tin tức liên quan
Thứ ba, 13/6/2023, 10:07 AM
Thứ tư, 3/8/2022, 08:13 AM
Thứ sáu, 26/8/2022, 07:54 AM
Thứ tư, 3/8/2022, 06:46 AM