Phương pháp 'sân khấu hóa' nâng cao hiệu quả giảng dạy
Thứ ba, 21/1/2025, 04:33 AM
Để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn, một trong những phương pháp được nhiều thầy cô áp dụng là hình thức “sân khấu hóa”.
Không chỉ có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tết Nguyên đán cũng là dịp để nhiều người bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo.
Công tác chăm lo cho đội ngũ nhà giáo dịp Tết đến, Xuân về dù còn nhiều khó khăn song các nhà trường đều dành sự quan tâm đặc biệt để đem đến cho thầy cô niềm vui ngày Xuân bình dị mà ấm áp nghĩa tình.
Ông Nguyễn Như Tùng - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội): Dành những điều tốt đẹp nhất cho giáo viên
Việc quan tâm đời sống giáo viên là việc làm thường xuyên được lãnh đạo quận Ba Đình, Phòng GD&ĐT cùng Ban giám hiệu các nhà trường chú trọng - coi đây là truyền thống tốt đẹp của ngành GD&ĐT Ba Đình.
Qua các buổi giao ban, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình chỉ đạo các Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn trường trong việc triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua mang tính ngành nghề, dành những điều tốt đẹp nhất cho giáo viên, chăm lo cả đời sống vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể. Qua đó để thầy cô gắn trường, gắn lớp đoàn kết yêu thương, phấn khởi và làm tốt công tác giáo dục.
Với học sinh là những hoạt động trải nghiệm, vui Xuân; được thỏa sức với các hoạt động trải nghiệm hấp dẫn mang đậm hương vị Tết ở “ngôi nhà chung” ấm áp tình thầy trò. Có thể tiếp tục chương trình chợ Xuân, nuôi heo đất, siêu thị 0 đồng... giúp các em gắn kết đồng thời giáo dục đạo đức lối sống. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà trường cũng như căn cứ tiêu chí chi tiêu nội bộ để thực hiện việc tặng, thưởng Tết cho giáo viên biên chế cũng như thầy cô đang hợp đồng, tăng sự đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị.
Tết Ất Tỵ năm nay với sự gợi mở của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cùng các nhà trường tích cực tham gia chương trình: Tết ấm và giáo viên cắm bản ở các tỉnh (Lai Châu và Lào Cai). Năm mới 2025, cùng với công tác chuyên môn, Phòng GD&ĐT Ba Đình tiếp tục phối hợp các phòng, ban ngành tham mưu cho UBND quận Ba Đình trong việc phát huy đúng sở trường, năng lực của các thầy cô, nhất là những thầy cô có tâm - tầm - tài.
Cô Tô Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội): Việc làm cần thiết, ý nghĩa
Trở thành nét đẹp truyền thống của Trường THCS Giảng Võ, mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhà trường chuẩn bị những phần quà nhỏ hay tấm thiệp chúc mừng năm mới để gửi tặng đến các thế hệ thầy cô giáo nhà trường, đặc biệt là thế hệ cựu giáo chức. Bởi việc chăm sóc cho cán bộ giáo viên, nhân viên nói chung và những cán bộ, nhân viên hưu trí là việc làm cần thiết, ý nghĩa.
Đây là một trong những nét đẹp truyền thống ở Việt Nam. Đó là những câu chuyện của người đi sau biết ơn người đi trước, người được thụ hưởng những cái đẹp biết ơn những người đã kiến tạo và xây dựng lên nó. Nó đặc biệt có ý nghĩa với người làm giáo dục.
Tết đồng nghĩa với niềm vui. Dịp này, Trường THCS Giảng Võ luôn cố gắng để mỗi thành viên của nhà trường đều nhận được những niềm vui dù còn nhỏ bé, bình dị nhưng ấm áp nghĩa tình. Những cây đào, cây quất đã được trang trí, tại các khoảng không gian của Trường THCS Giảng Võ đều đầy ắp tiếng nói cười, tưng bừng sắc màu lễ hội (lễ hội tỏa sáng dành cho học sinh khối 8,9; lễ hội mùa Xuân dành cho học sinh khối 6,7).
Với chủ đề: “Tết trường mình”, buổi tất niên dành cho thầy cô giáo, cán bộ nhân viên của nhà trường được tổ chức vào ngày 26/1 (tức 25 tháng Chạp). Tại buổi tất niên này các thành viên của nhà trường sẽ nhận được những món quà ý nghĩa, thiết thực từ công đoàn. Có lẽ, nụ cười của học trò, sự hài lòng của phụ huynh là mùa Xuân tươi xanh của mái trường THCS Giảng Võ. Dưới mái trường này giáo viên mến yêu, các thầy cô tận tuỵ, trách nhiệm, cống hiến hết mình để mỗi ngày đều là Tết và mùa Xuân sẽ luôn ở lại...!
Cô Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình, Hà Nội): Thưởng Tết lớn nhất là…
Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên luôn là mối quan tâm, trăn trở của Ban chấp hành công đoàn Trường THCS Nguyễn Công Trứ. Dù còn nhiều khó khăn song nhà trường huy động mọi nguồn lực ngân sách và chi tiêu tiết kiệm nhất có thể trong năm để có một phần quà dù nhỏ gọi là “thưởng Tết” cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Đây cũng là mong muốn dành sự quan tâm đặc biệt để động viên các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường thêm vững tin, yêu nghề, yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Đặc biệt, Công đoàn nhà trường còn tổ chức đến chúc thọ trực tiếp hoặc gửi thư và quà tới tứ thân phụ mẫu của cán bộ giáo viên có tuổi tròn năm từ tuổi 80, 85... Bên cạnh đó, đại diện công đoàn tới thăm và tặng quà thầy cô nguyên là cán bộ quản lý của nhà trường qua các thời kỳ tại gia đình.
Năm nay, Trường THCS Nguyễn Công Trứ tổ chức Xuân yêu thương, Gala văn nghệ vào ngày đi làm cuối cùng của năm cũ với nhiều hoạt động phong phú tạo không khí vui tươi, ấm áp (liên hoan văn nghệ, trò chơi dân gian, siêu thị áo ấm 0 đồng, gian quà tặng sách truyện…)…
Dù khá bận rộn với các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công đoàn viên cũng như học sinh nhà trường dịp trước Tết nhưng nhìn những gương mặt rạng rỡ của các thầy cô và học sinh khi được nhận những món quà nho nhỏ, nhận những lời chia sẻ, chúc mừng, cảm ơn ấm áp nghĩa tình sau một năm lao động, học tập nỗ lực hết mình, thầy trò đều cảm thấy hân hoan, tự hào, Trường THCS Nguyễn Công Trứ chính là gia đình thứ hai.
Còn nhiều lắm những khó khăn trong đời sống của không ít nhà giáo hôm nay nhưng với nghề giáo - nghề vốn được gọi là nghề ‘trồng người’, thưởng Tết lớn nhất chính là sự khôn lớn, trưởng thành của học trò; thậm chí là niềm vui đơn sơ khi các em không nghỉ/bỏ học, có tiến bộ dù nhỏ nhất. Mong rằng Tết luôn là yêu thương, là sự trở về với cội nguồn giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của gia đình, nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Phương Liên - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội): Tạo niềm vui để thầy cô phấn đấu, yên tâm công tác
Nhờ hạn chế tối đa các khoản chi không cần thiết nên hằng năm nhà trường tiết kiệm được một khoản nhỏ để thưởng Tết, động viên cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Mức thưởng sẽ không cào bằng mà dựa trên thành tích và hiệu suất người lao động đạt được. Số tiền thưởng có thể không lớn nhưng sẽ tiếp thêm động lực, tạo niềm vui cho người lao động phấn đấu, yên tâm công tác.
Trường Tiểu học Yên Hòa phối kết hợp với Ban đại diện phụ huynh tổ chức cho học sinh tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm, chủ đề “ngày Tết quê em”. Thông qua hoạt động, giáo dục đạo đức cho học sinh, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, tạo điều kiện để các em thỏa sức sáng tạo và đặc biệt trao cơ hội trải nghiệm thực tế.
Trong chuỗi hoạt động, học sinh tham gia “Dự án Lì xì yêu thương” từ khâu thiết kế mẫu đến khâu đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, dự án tủ sách nhân ái, dự án vườn hoa xuân... cũng thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và các em.
Từ hoạt động trải nghiệm thực tế bổ ích về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, mỗi thành viên trong nhà trường sẽ có sự gắn kết với nhau nhiều hơn. Đây cũng là món quà tinh thần mà nhà trường dành tặng cho mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong dịp Tết Nguyên đán…
Như thường niên, vào cuối tháng Chạp nhà trường chuẩn bị phần quà nho nhỏ dành để tri ân, thăm hỏi các cô, bác cán bộ giáo viên, nhân viên của trường qua các thế hệ. Mỗi món quà tuy không lớn về giá trị nhưng mang đậm nghĩa tình, là những tình cảm trân quý thể hiện lòng biết ơn của những người đi sau đối với những người đi trước.
Bằng sự quan tâm, sự sẻ chia chân thành, qua các hoạt động ý nghĩa, mang tính kết nối, những món quà thưởng Tết cho cán bộ giáo viên, nhân viên tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng những tình cảm ấm áp, góp phần đem lại niềm vui nho nhỏ và gắn kết tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Yên Hòa, để mỗi thầy cô thêm phấn khởi chào đón và tin tưởng vào một năm mới tốt đẹp đang đến gần.
Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội): Ghi nhận nỗ lực, cống hiến của người lao động
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là cái Tết đầu tiên của cô trò Trường Mầm non Bình Minh. Là ngôi trường mới của Thủ đô với bộn bề khó khăn thì lại càng là điều Ban Giám hiệu suy nghĩ, cân nhắc rất nhiều về thưởng Tết cho cán bộ giáo viên nhân viên.
Bởi chúng tôi hiểu, thưởng Tết dù chỉ là một khoản ít ỏi nhưng chính là sự ghi nhận những nỗ lực, cống hiến của mọi người đối công tác của nhà trường, là món quà thay lời tri ân mà Ban Giám hiệu nhà trường muốn gửi đến từng cá nhân trong trường sau những ngày làm việc vất vả, và cũng giúp cái Tết của giáo viên, nhân viên thêm tròn đầy.
Nhằm gắn kết những trái tim đồng cảm ở chương trình “Xuân yêu thương”, chỉ sau thời gian ngắn phát động ủng hộ trên tinh thần tự nguyện, nhà trường đã trích quỹ để tặng cho 14 suất quà gửi tới các giáo viên nhân viên có hoàn cảnh khó khăn với 1.000.000đồng/người.
Bên cạnh đó là 4 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn với 500.000 đồng/học sinh. Đặc biệt, nhà trường sẽ tiếp tục cân đối các khoản thưởng và tiền Tết cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong điều kiện có thể. Ngoài việc tặng quà, Trường Mầm non Bình Minh sẽ tổ chức các buổi gặp mặt, lễ tri ân, hay các buổi tiệc nhỏ vào dịp Tết để tạo không khí ấm cúng và thân tình giữa các giáo viên, nhân viên. Những hoạt động này giúp nâng cao tinh thần đoàn kết và tạo động lực cho mọi người tiếp tục phấn đấu.
Đôi khi, món quà giá trị lớn nhất không phải là vật chất mà là sự ghi nhận, cảm ơn từ Ban Giám hiệu, sự chia sẻ, quan tâm từ các đồng nghiệp. Một lời động viên chân thành, chia sẻ về thành quả lao động của mỗi cá nhân trong năm qua cũng là cách thể hiện lòng biết ơn đối với những đóng góp của giáo viên và nhân viên.
Thầy Lê Thanh Long - Chủ tịch Hội đồng trường Trường THPT Hoàng Long (Hà Nội): Tạo động lực cho giáo viên gắn bó, cống hiến
Với mong muốn tạo không khí phấn khởi, ấm áp trước thềm năm mới, Trường THPT Hoàng Long tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa mang tên “Tết sum vầy” bao gồm chương trình văn nghệ chào Xuân để các thầy cô giáo và các em học sinh dàn dựng các tiết mục ca múa nhạc vui tươi chủ đề mùa Xuân. Tiếp đó là chợ quê ngày Tết giúp phụ huynh và học sinh các lớp cùng chung tay tổ chức các gian hàng tái hiện không gian Tết truyền thống, bán các món ăn dân gian như bánh chưng, bánh tét, kẹo lạc, hạt dưa… Số tiền thu được sẽ dùng để hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Với hội thi gói bánh chưng, giáo viên, học sinh cùng tham gia thi gói bánh chưng, tạo nên bầu không khí thân tình và trải nghiệm giá trị văn hóa truyền thống. Trò chơi dân gian (nhảy sạp, kéo co, ô ăn quan, thư pháp…) nhằm mang đến những phút giây thư giãn, và được tìm hiểu thêm về truyền thống văn hóa Việt Nam. Đây không chỉ là sân chơi giải trí mà còn là dịp để thầy cô và học sinh thêm gắn bó.
Đặc biệt, đội ngũ giáo viên nhà trường được nhận tháng lương thứ 13, bảo đảm một cái Tết đủ đầy, ấm áp. Ban lãnh đạo không chỉ coi đây là trách nhiệm mà còn là sự ghi nhận cho những nỗ lực và cống hiến không ngừng nghỉ của thầy cô trong suốt năm học. Bên cạnh tiền thưởng, mỗi giáo viên và nhân viên đều nhận được phần quà Tết gồm các nhu yếu phẩm ngày Tết (bánh, mứt, trà…) kèm lời chúc sức khỏe, bình an từ Ban Giám hiệu. Các món quà không quá lớn về vật chất nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tri ân và động viên thầy cô.
Trường THPT Hoàng Long đặc biệt chú trọng tới các thầy cô có hoàn cảnh khó khăn, gia đình ở xa hoặc gặp vấn đề sức khỏe, bằng việc thăm hỏi, tặng quà riêng và hỗ trợ tài chính khi cần thiết để đảm bảo mọi thầy cô đều có một mùa Xuân trọn vẹn.
Việc chăm lo toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên không chỉ giúp thầy cô đón Tết an vui, ấm áp mà còn tạo động lực để họ gắn bó và cống hiến hơn nữa. Những nỗ lực này cũng thể hiện tinh thần nhân văn, gắn kết giữa nhà trường và đội ngũ giáo viên, hướng tới một môi trường giáo dục tràn đầy tình yêu thương và trách nhiệm.
Tin tức liên quan
Thứ ba, 13/6/2023, 10:07 AM
Thứ sáu, 26/8/2022, 07:54 AM
Thứ tư, 3/8/2022, 06:46 AM
Thứ tư, 3/8/2022, 07:15 AM