Phương pháp 'sân khấu hóa' nâng cao hiệu quả giảng dạy
Thứ ba, 21/1/2025, 04:33 AM
Để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn, một trong những phương pháp được nhiều thầy cô áp dụng là hình thức “sân khấu hóa”.
Qua phân tích bài Người lái đò sông Đà giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi vốn từ củng cố kỹ năng viết văn phân tích tác phẩm văn học ngày một tốt hơn.
Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.
Giới thiệu tác phẩm: “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
* Khái quát chung
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây.
* Vẻ đẹp hung bạo của dòng sông
+ Bờ sông
“dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng.
Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”.
“Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, “đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”.
Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
→ hiện ra trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.
+ Ghềnh
ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”.
Các từ láy “cuồn cuộn”, “gùn ghè” vừa hợi âm thanh ghê rợn vừa gợi những hình ảnh khủng khiếp của nơi đây.
Được miêu tả như những kẻ sẵn sàng đòi nợ
→ Nó có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm mà con người không thể nào lường trước được.
+ Hút nước
Nhìn từ xa những cái xoáy nước trên sông giống như cái lúm đồng tiền trên má cô gái, có thể lôi tuột một cái thuyền xuống đáy sông và đánh cho tan xác.
Những cái hút nước như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
“Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”.
→ Ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Tuân khiến người đọc cảm giác như đang được xem một bộ phim hành động hấp dẫn nhưng cũng vô cùng đáng sợ.
+ Thác nước
Tiếng thác nghe như là “oán trách”, nghe như là “van xin”, “khiêu khích”, giọng gằn mà “chế nhạo”.
“Thế rồi nó rống lên”,so sánh tiếng thác sông Đà giống như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn để phá tuông sự bủa vây của rừng lửa.
→ sự giữ dội của nước sông.
+ Đá
“cả một chân trời đá” → đá sông Đà nhiều vô kể.
từng tảng đá mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”.
Rồi chúng còn vây thành một thạch trận giống như một trận đồ bát quái trên sông Đà.
→ sông Đà giống như kẻ thù số một của con người
* Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.
Không chỉ đẹp ở dáng hình mà còn đẹp ở màu nước: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, thu sang nước sông chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.
Bờ bãi sông Đà thì mênh mang, trải dài “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm sông Đà”.
So sánh vô cùng gợi cảm khi miêu tả dòng sông “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
→ Những câu văn miêu tả vẻ trữ tình, thơ mộng của sông Đà đã tạo nên một đoạn văn giàu chất thơ.
* Đánh giá
- Bằng vốn hiểu biết sâu rộng cùng tài năng miêu tả sắc sảo → đưa người đọc đi hết từ sợ hãi này đến bất ngờ khác khi miêu tả hai vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà.
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Hoàn cảnh lịch sử diễn ra đó là khi cả nước rộn ràng lên đường theo tiếng gọi của “tâm hồn Tây Bắc” để có thể xây dựng lại một miền quê của Tổ quốc. Lúc bấy giờ có biết bao nhà văn, nhà thơ lúc này đây dường như cũng đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng. Trong đó không thể không nhắc đến người nghệ sĩ yêu nước Nguyễn Tuân được ví như một cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng tác ra tác phẩm “Người lái đò sông Đà” để có thể thể hiện được rõ nét và vô cùng sâu sắc phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.
Có thể nói khi đến với nghệ thuật, thì chính đối với Nguyễn Tuân là đến với sự tìm tòi và sáng tạo, bởi vì chính nhà văn là người sáng tạo lại thế giới. Tác giả Nguyễn Tuân sợ mình của ngày hôm nay dường như cũng giống với mình của ngày hôm qua, ông như sợ sự trùng lặp tầm thường. Cho nên ông đã lấy “chủ nghĩa” xê dịch “làm đề tài cho tác phẩm, phải đi thì mới có thể viết lên các tác phẩm có giá trị được.
Hình ảnh con sông Đà cũng được nhiều nhà văn, nhà thơ khắc họa, nhưng phải đến với Nguyễn Tuân thì con sông Đà mới hiện ra chân thực và vô cùng cảm động. Với ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên vừa hung bạo nhưng cũng vừa trữ tình biết bao nhiêu. Con sông Đà như còn mang tâm địa xảo quyệt của thứ kẻ thù số một, tất cả như cũng có thể cướp đi mạng sống của bất cứ kẻ nào lỡ sa chân vào “thạch trận”…” không dừng lại ở đó thì nước sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ…đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông”. Nguyễn Tuân còn miêu tả có khi thấy chiếc thuyền nào nhô vào thì chúng “nhổm cả dậy để vồ lấy”… Thế nhưng chính cái hung hãn dữ tợn ấy vẫn không làm mất đi được nét trữ tình ở sông Đà. Nhà văn còn miêu tả nổi bật lên được hình ảnh con sông ở những đoạn xuôi dòng, không những thế thì ngòi bút Nguyễn Tuân bỗng trở nên mềm mại, thật uyển chuyển, mang đậm chất thơ với đoạn miêu tả: “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”…
Chính trên con sông ấy, hình ảnh ông lái đò xuất hiện, dữ dội và phi thường. Khi đứng trong một cuộc chiến đấu “một mất, một còn” với những cái thác nước, tác giả Nguyễn Tuân lúc này cũng đã cho ta thấy được cái tài hoa, sự trí dũng tuyệt vời của ông lái đò. Hình ảnh của người lái đò sông Đà cũng chính là một hiện thân của tác giả, ông như cũng chỉ thích lao vào những cuộc chiến đấu nguy hiểm với thác nước dữ dội mà dường như cũng không ưa xuôi thuyền trên dòng sông êm ả…
Sử dụng giọng văn thật tự nhiên và phóng túng khi miêu tả hai trạng thái đối lập của cùng một sự vật là một thành công của Nguyễn Tuân. Hình ảnh con sông Đà vừa trữ tình vừa hung bạo, đồng thời con sông Đà cũng chính là một kẻ thù nhưng lại là một cố nhân. Chính dưới ngòi bút tác giả, con sông không chết cứng mà vận động một cách mạnh mẽ, thêm với đó có một sự sôi nổi bằng những từ ngữ gợi hình ảnh, tất cả như đã tác động mạnh vào giác quan người đọc. Hình ảnh của ông lái đò cũng thế cũng xuất hiện một cách sinh động, thể hiện một sự rõ nét và sắc sảo… Đối với nhà văn Nguyễn Tuân thì “đã là văn thì trước hết phải là văn”. Đầu tiên đã là văn phải đẹp, phải trau chuốt. Và đối với cái đẹp ấy đã chi phối cách nhìn của tác giả Nguyễn Tuân như đứng trên toàn bộ tác phẩm. Hình ảnh con người và sự vật lúc này đây cũng lại thông qua ngòi bút Nguyễn Tuân, đều được khai thác trên phương tiện mĩ thuật và tài hoa nghệ sĩ biết bao nhiêu.
Qua bài tùy bút thì nét đẹp sông Đà được đánh giá chính là một công trình dày công sáng tạo của tạo hóa. Con sông Đà như cũng vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Nó đẹp từ dáng dấp đến màu sắc, với những câu văn miêu tả dòng nước, tốc độ chảy của con sông Đà mới đẹp làm sao. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng của bao nhiêu văn, nghệ sĩ. Nước của con sông Đà khi đến mùa xuân dòng xanh ngọc bích, còn với mùa thu thì nước sông Đà dường như cứ lừ lừ chín đỏ giống như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Hình ảnh con sông ấy đối với tác giả không chỉ đơn thuần là một cảnh đẹp thiên nhiên mà nó cũng thật gợi cảm. Con sông Đà như cũng đã gây nên nỗi nhớ da diết cho những ai đã từng một lần gặp gỡ rồi lại đi xa. Khi gặp lại sông Đà, tác giả Nguyễn Tuân như cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng vui sướng như gặp lại cố nhân mà phải thốt lên: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.
Cũng chính trong cái đẹp đẽ, một cái đẹp như thật thơ mộng của đất trời thiên nhiên, hình ảnh con người xuất hiện như một nghệ sĩ tài hoa. Ông lái đò sông Đà điêu luyện điều khiển con thuyền một cách chủ động và thuần thục nhất giống như một người nghệ sĩ. Hình ảnh ông lái đò bao giờ cũng đứng trên thác sóng dữ dội mà bắt chúng phải quy hàng. Với đoạn văn miêu tả cảnh ông lái đò vượt thác thật đẹp: “Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chèo về phía cửa đá ấy”. Nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh ông lái điều khiển chiếc thuyền cứ như một nhạc sĩ đang kéo đàn violon thật hay, thật nhịp nhàng không chệch một nốt.
Có thể nói tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là một bước chuyển lớn trong phong cách Nguyễn Tuân. Ở trước cách mạng, nhà văn Nguyễn Tuân lúc đó cũng thường đi tìm đề tài cho tác phẩm bằng cách quay về với quá khứ. Nguyễn Tuân luôn viết, tìm hiểu với một thời vang bóng đã qua. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy được nhân vật của Nguyễn Tuân là những Huấn Cao, nhân vật quản ngục mang tâm trạng của kẻ có phí phách “nào biết trên đầu có ai”. Tất cả các nhân vật “vang bóng một thời” là những vị anh hùng ngang dọc, họ đều khinh bạc đến điều. Thế nhưng sau cách mạng thì nhà văn Nguyễn Tuân đã tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở những con người lao động hết sức bình dị, gần gũi nhất ở ngay chính trong các công việc bình thường mà họ đang làm.
Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà” thì người lái xuất hiện trước mắt chúng ta như những người nghệ sĩ tài hoa có một trí dũng song toàn. Nguyễn Tuân cũng đã miêu tả hình ảnh người đời thường lái đò, Thêm với đó là Nguyễn Tuân đã thể hiện tấm lòng trân trọng, sự cảm phục những con người góp phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc. Chính trong việc tái hiện lại hình ảnh sông núi Tây Bắc và thêm với đó là hình ảnh của người lái đò, tác giả Nguyễn Tuân đã kết hợp nhiều phương tiện của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau trong tác phẩm của chính mình như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc… Tất cả mọi vật, mọi sự như hiện ra trước mắt ta sừng sững và sinh động biết bao nhiêu. Miêu tả đoạn “Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Con sông Đà còn có âm thanh sóng vỗ vào đá, vào mạn thuyền thế rồi những con sóng dậy lên thành thác núi. Đọc tác phẩm độc giả giống như đang tận mắt chứng kiến cuộc vật lộn giữa ông lái với thác nước, đồng thời cũng lại chứng kiến từng đoạn sông dữ tợn, lởm chởm những đá ngầm, đá nổi và cả những đoạn sông êm ả, trữ tình biết bao nhiêu.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại coi Nguyễn Tuân từng được mệnh danh là nhà văn của sự tài hoa và uyên bác. Vì vốn cũng như nguồn tri thức khổng lồ của ông về lịch sử, khoa học, địa lí, sinh học… thật lớn. Tất cả các kiến thức này cũng thường được tuôn trào dào dạt trong tác phẩm của ông. Thể hiện rất rõ trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” thì Nguyễn Tuân cũng đã đưa ta đến với một miền quê hương Tổ quốc. Vị trí sông Đà, rồi lịch sử sông Đà đã được Nguyễn Tuân giới thiệu bằng những trang viết đầy tính uyên bác, tài hoa.
Nói riêng về khả năng diễn đạt và vốn ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Tuân thật phong phú. Cứ mỗi từ ngữ khi đưa vào câu văn dường như đã được chắt lọc, gọt giũa cẩn thận. Nguyễn Tuân như cũng đã khéo sáng tạo nên nhiều từ ngữ mới lạ, độc đáo. Giọng văn của Nguyễn Tuân đôi khi có vẻ thô kệch, nó dường như cũng đã dàn trải nhưng lại hết sức cô đúc và tự nhiên. Tác giả không chỉ viết lên những trang văn tài hoa mà còn khiến cho người đọc cảm nhận được âm hưởng trong mỗi đoạn văn.
Tác giả đã viết về người lái đò sông Đà, cũng như viết về một vùng quê hương Tổ quốc thì nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết đối với người lao động và thêm với đó là tình yêu thiên nhiên đất nước. Thực sự chính văn chương của ông đã mang đến cho chúng ta một vẻ đẹp tri thức tài hoa, uyên bác.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trước năm 1945, ông ghi đậm dấu ấn trong lòng đọc giả với tập "Vang bóng một thời" và sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông vẫn có những tác phẩm mới mang những nét sáng tạo của chính mình. Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu cái đẹp, ông luôn khám phá ra mọi góc cạnh của vẻ đẹp trên thế giới này. Con người và cảnh vật thiên nhiên khi vào văn chương của ông như hoá thành những công trình nghệ thuật độc đáo mà kì vĩ.
Tác phẩm "Người lái đò sông Đà" được rút ra từ tập tùy bút Sông Đà được ông sáng tác vào năm 1960. Tác phẩm này là kết quả của một chuyến đi đầy gian nan mà vô cùng hứng khởi của nhà văn về miền Tây Bắc đầy hiểm trở. Trong đoạn trích, hình ảnh con sông Đà hiện lên quanh co, uốn lượn dọc những triền núi. Sông Đà có những dòng nước chảy xiết cùng độ dốc lớn. Chính cái nét khác biệt ấy đã tạo nên cho nó một vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ. Bởi cái sự hung bạo nhưng trữ tình ấy, sông Đà lại làm bật lên vẻ đẹp tài hoa của người lái đò trên sông.
Ngay từ những câu mở đầu, nhà văn đã dẫn dắt độc giả cuốn theo cảm giác sợ hãi nhưng đê mê, vui thú với bức tranh một con sông Đà hung dữ, bạo tợn hiện lên. Điều ấy đã hiện rõ ngay trong những dòng miêu tả đầu tiên như "đá bờ sông dựng vách thành". Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để miêu tả những vách đá nơi bờ sông ấy giống như những thành trì vững trãi, kiên cố, ẩn giấu trong đó biết bao nhiêu bí mật và sự nguy hiểm. Càng đọc, càng đắm chìm vào những dòng văn của ông thì độc giả lại càng cảm thấy thích thú với những cách ví von và dùng từ miêu tả về dòng sông Đà. Nhà văn đã dùng ngôn từ để vẽ ra con sông ấy, mặt sông thường "đúng ngọ" mới có mặt trời. Và khi đó thì các vách đá như "chẹt lòng sông như một cái yết hầu", rồi "có quãng tưởng như cn hươu, con nai nhảy từ bờ này qua bờ kia". Tác giả đã thể hiện những liên của mình tưởng chừng như vô ý, tưởng chừng như ngẫu nhiên hiện ra thế nhưng nó lại rất hợp lý, đấy là cái tài tình của ông. Ví như động từ "chẹt", nó giống như từ dùng trong ngôn ngữ văn nói thế nhưng khi đặt với hình ảnh "như một cái yết hầu" thì lại vô cùng ăn khớp và không có từ nào có thể thay thế được. Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của dòng Đà giang còn được thể hiện ở cái cảm giác thấy lạnh của nhà văn khi đi qua vào mùa hè. Cái cảm giác ấy vừa cho thấy không khí nơi đây, vừa tạo ra một khung cảnh đầy tráng lệ, hùng vĩ với các vách đá dựng đứng khiến con người cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.
Chính cái sự hung bạo của dòng sông Đà ấy đã làm nền để tôn vinh lên vẻ đẹp trữ tình và hình tượng của người lái đò. Cảnh hung bạo của dòng sông được khắc họa đậm nét ở mặt ghềnh Hát Loóng. Ông đã miêu tả dòng sông phải có đến hàng ngàn cây số là "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió". Chỉ một câu nhưng từ "xô" được lặp lại tới ba lần và một loạt từ với thanh sắc, điều này khiến độc giả cảm thấy cảm giác như sóng, gió và nước đang tạt thẳng vào người, mỗi lúc một cao, một mạnh và liên hồi hơn. Qua đây, chúng ta cảm nhận được rõ hơn bao giờ hết cái sức mạnh của thiên nhiên sao mà khủng khiếp, lạnh lùng đến vậy. Nó "gùn ghè", hầm hè y như những con thú hoang bạo tợn, đầy hung dữ. Nó đang giơ nanh vuốt như sẵn sàng thách thức với con người.
Vẻ đẹp hung bạo ấy còn được thể hiện ở nhưng cái "hút nước" khổng lồ ở quãng sông Tà Mường Vát. Dưới lăng kính của nhà văn Nguyễn Tuân, xoáy nước giống "như những cái giếng bê tông" được thả xuống làm móng cầu. Ở đây, ông dùng biện pháp nhân hoá, biến cái xoáy nước ấy thành con người biết thở và biết kêu. Sự ví von như một cái cống bị sặc thật sinh động, hấp dẫn. Hình như chưa có một nhà văn nào lại có thể tưởng tượng và so sánh những hình tượng này với nhau một cách độc đáo như Nguyễn Tuân đã làm. Có thể nói nhờ ông mà dù nhiều người chưa từng được tận mắt nhìn thấy con sông Đà nhưng vẫn cảm nhận được ở khúc sông đó hiểm nguy đến nhường nào. Nó có thể nuốt chửng mọi thứ nên không có một con thuyền nào dám tới gần nếu như không muốn bị hút và dìm xuống dòng sông.
Đặc biệt ở nơi khúc thác sông Đà, cái vẻ dữ dội, đầy hiểm ác ấy đã được tác giả vạch trần một cách rõ nét. Ông đã miêu tả bằng những âm thanh vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt như tiếng "réo gần mãi lên, réo to mãi lên". Ông nghe tiếng nước như có lúc đang "oán trách", có khi lại "van xin" hay lại đầy "khiêu khích". Có lúc nó lại rống lên như "một ngàn con trâu mộng" đang vật lộn trong lúc rừng cháy. Không những vậy, đá trên sông Đà như hợp lại thành "chân trời đá" mênh mông. Chúng mang nhiều dáng vẻ khác nhau như "ngỗ nghịch", "nhăn nhúm", "méo mó"... Tác giả đã dùng nhiều tính từ tả người để miêu tả khiến cho những hòn đá vô tri ấy trở nên có tâm hồn. Bởi thế mà độc giả cũng cảm nhận được sự bướng bỉnh, bất cần của đá. Đến đây chúng ta thấy được bằng trí tưởng tượng phong phú của mình thì tác giả đã biến sông Đà thành một "loài thuỷ quái khổng lồ" đầy độc ác, nguy hiểm.
Dòng sông Đà ấy không chỉ mang cái đẹp hùng vĩ, hung bạo và dữ dội mà nó còn mang trong mình vẻ đẹp trữ tình thơ mộng đầy dịu dàng, e ấp. Nét đẹp thuỳ mị như thiếu nữ mới lớn ấy được Nguyễn Tuân cảm nhận từ nhiều góc cạnh, điểm nhìn ở những không gian và thời gian khác nhau. Với ông, dòng sông Đà từ trên cao nhìn xuống uốn lượn như áng tóc mây của người con gái vùng Tây Bắc xinh đẹp, kiều diễm "tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân". Khi miêu tả, ông cũng không quên miêu tả chi tiết màu nước thay đổi theo từng mùa của dòng sông như mùa xuân dòng sông "xanh ngọc bích", mùa thu "lừ lừ chín đỏ". Không những thế trong trí tưởng của ông thì có lúc sông Đà nhẹ nhàng "như một cố nhâ". Ông còn thấy được dòng sông mang "màu nắng tháng ba Đường thi" với bờ sông đầy những chuồn chuồn và bươm bướm bay lượn. Tác giả đã không quên mô tả hai bên bờ sông như nhuộm màu cổ tích, miêu tả từ xa tới gần, từ khái quát đến chi tiết. Cả dòng Đà giang giờ đây còn mang trong mình những nỗi niềm hoài niệm xưa cũ.
Bên cạnh hình ảnh con sông Đà là hình ảnh nhân vật người lái đò. Nếu như thiên nhiên càng dữ dội bao nhiêu, càng bao la thì lại càng tôn lên vẻ đẹp tài hoa, đức độ và trí tuệ của người lái đò. Người lái đò ấy là đại diện cho những con người lao động chăm chỉ, cần cù, kiên trì mạnh mẽ và can đảm. Phẩm chất tốt đẹp của người lái đò ấy đã được khắc họa một cách rõ nét thông qua khung cảnh vượt thác sông Đà. Trước cái dòng sông đầy nguy hiểm ấy, người lái đò phải giữ sự tỉnh táo và vững tâm mới có thể vượt qua được ma trận với những vòng thách đấu với dòng sông. Trước cái "thạch trận" ấy, ông lái đò vẫn chẳng hề có sự nao núng. Ông vẫn "giữ lấy mái chèo cho khỏi bị hất lên". Mặc dù mặt nước có hò reo, hùa nhau để bẻ gãy cán thuyền còn sóng nước thì như những "quân liều mạng" lao vào "đá trái thúc gối vào bụng và hông thuyền". Mặc dù nước bám lấy như "đô vật" muốn vật ngửa ông ra, còn sóng thì như bóp chặt lấy hạ bộ ông đò. Và rồi dù có bị thương đến mức "mặt méo bệch đi" thì ông vẫn cương quyết không đầu hàng. Ông "cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt buồng lái" và chỉ huy chiếc thuyền băng băng vượt qua mọi "trùng vi thạch trận".
Qua truyện ngắn "Người lái đò sông Đà" tác giả đã xây dựng hình tượng của nhân vật người lái đò bằng nhiều nghệ thuật đặc sắc ở nhiều lĩnh vực như binh pháp, âm nhạc, võ thuật, thể thao... Đồng thời bằng các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh, cùng câu văn ngắn gọn, súc tích đã khắc hoạ thành công nhân vật lái đò và dòng sông huyền thoại. "Người lái đò sông Đà" thực sự là một tác phẩm vô giá. Nó đã thôi thúc mọi độc giả sau khi đọc xong đều muốn xách ba lô lên và đi tới thám hiểm vùng Tây Bắc, để được thu trọn vào tầm mắt cái vẻ đẹp hùng vĩ, đầy bạo tàn nhưng lại trữ tình của dòng sông này. Đồng thời, chúng ta có thể cảm nhận được ông lái đò để thêm yêu, thêm hiểu những con người gan dạ nơi đây.
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là mỗi bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của sông Đà cũng như thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Bắc qua tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng Tây Bắc, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.
Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà được trích từ tập “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, là thành nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Vắc rộng lớn, xa xôi của Tổ Quốc không chỉ để thỏa mãn tìm những miền đất lãn mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động nơi đây.
“Người lái đò sông Đà” là một tuỳ bút viết về thiên nhiên và con người lao động vùng Tây Bắc. Nổi bật giữa thiên nhiên núi rừng Tây Bắc là hình ảnh con người, hình ảnh người lái đò dùng cảm, can trường. Với phong cách nghệ thuật rất riêng của mình, khai thác mọi vấn đề dưới con mắt nghệ thuật, đối với Nguyễn tuân, khi đó, lái đò là một nghệ thuật và người lái đò là một người nghệ sĩ.
Người lái đò trên sông đà trong tác phẩm là một ông lão đã hơn 70 tuổi và đã lái đò trên dòng sông đà này đã hơn 15 năm. Có lẽ chính bởi ông đã dành phần lớn thời gian của của mình cho nghề lái đò trên sông nước mà bản thân ông đã trở thành một người lái đò lão luyện “Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần…”.
Nhân vật người lái đò là một con người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò, và đã đạt đến trình độ “bằng cách lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng đất tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân tiếp tục bày tỏ sự khâm phục của mình đối với ông: “Sông Đà, với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”.
Thật là một cách so sánh “rất văn chương” đầy thú vị và mang đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn tuân. Hình ảnh người lái đò với “cái đầu bạc quắc thước ấy đặt trên một thân hình cao to gọn quánh như chất sừng, chất mùn” và những cánh tay vẫn là cánh tay của một “chàng trai”, “trẻ tráng quá”.
Ông đã đứng trước những thách thức của con sông Đà với thế lực của thiên nhiên khắc nghiệt như những bãi đá ghê gớm, những cạm bẫy đầy kinh hoàng: khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa của một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhỡ vào đường ngoặt sóng là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”.
Và một mình một thuyền, ông đã giao chiến như một dũng sĩ: “… hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo, võ khí trên cánh tay mình”, và sóng nước “thúc vào gối bụng và hông thuyền.
Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”. Có lúc tưởng như ông lái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông… Từng chi tiết được tác giả miêu tả chân thực và táo bạo cho thấy sự dữ dội ghê gớm của dòng thác đối với con người và chỉ cần lóa mắt, lỡ tay một chút là phải trả giá bằng sinh mạng của mình.
Nhưng dũng cảm và gan dạ chưa đủ, mà cái quan trọng hơn là tài nghệ của người cầm lái để lái con đò đến mức điêu luyện và nghệ thuật. Đối với tác giả Nguyễn Tuân, người lái đò chính là một người nghệ sĩ.
Tác giả đã so sánh người lái đò sông Đà với người lái xe lao xuống dốc đèo tuy rất nguy hiểm nhưng người lái xe còn có phanh chân, phanh tay, có tiến lên, lùi lại “còn như cái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng tim luồng nước thì thuyền quay ngang mà ụp, chứ không có mùi gì cả…”.
Rồi lại vẫn bằng phương pháp so sánh, nhưng với những hình ảnh rất táo bạo, tác giả đã tả sông Đà thiên biến vạn hóa, mỗi chỗ như có một cái bẫy nguy hiểm riêng, đòi hỏi người lái đò phải có một cách ứng phó riêng. Có chỗ thì nước sông “reo lên như đun sôi một trăm độ muốn hất tung cả một cái thuyền đang phải đóng vào một cái nắp ấm nước đang sôi khổng lồ”. “Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay”.
Lại có những “hút nước” xoáy sâu như lòng giếng “cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi”…Thật là một dòng sông đầy hiểm trở, và gian nan cho con người. Thế nhưng, “người lái đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái.. ”. Mặc dù mặt “méo bệch đi” vì những đòn hiểm, “nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái”…
Qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ dội của con sông, Nguyễn Tuân đã ca ngợi sự dũng cảm, tài trí của con người, ca ngợi sự chiến thắng vĩ đại của ông lái đò, đã vượt bao thác ghềnh, sóng to gió cả đưa con đò về đến bến bình yên, không phải chỉ một lần, mà hàng trăm lần, suốt 15 năm làm người lái thuyền vượt sông Đà.
Cuộc đọ sức giữa thiên nhiên dữ dội và con người nhỏ bé, trong cuộc chiến đó, con người đã chiến thắng; trở về cuộc sống thanh bình: “Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam…”
Từ đây, cảm hứng lãng mạn đậm đà trong sáng lan tỏa trong từng câu văn tả thực, tạo cho đoạn văn một sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi. Với tác giả, thiên nhiên là chất vàng của tây Bắc còn con người là chất vàng mười đã qua thử lửa. Trong suy nghĩ của Nguyễn Tuân, con người đẹp hơn tất cả, quý hơn tất cả.
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhân và nhất là con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Hình ảnh người lái đò sông Đã là tiêu biểu cho con người lao động vùng Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Nổi bật nền trên thiên nhiên bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc chính là con người lao động nơi đây.